Toán Vĩnh Long
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
» Học guitar dạy trẻ kỹ năng sống
Gottfried Wilhelm Leibniz Empty22/07/17, 08:44 pm by mylinhphan92

» XI Riverview căn hộ đẳng cấp bậc nhất khu vực HCM
Gottfried Wilhelm Leibniz Empty30/10/16, 05:12 pm by haido92

» Selfes ko giới hạn với máy ảnh Fujifilm X-A2
Gottfried Wilhelm Leibniz Empty07/10/16, 02:41 pm by haido92

» Quay phim chuyên nghiệm với firmware mới trên Nikon D750
Gottfried Wilhelm Leibniz Empty16/09/16, 04:38 pm by haido92

» Phương pháp chỉnh răng hô mà không cần niềng răng
Gottfried Wilhelm Leibniz Empty30/06/16, 12:00 am by thuy.jolo

» Những phương pháp nâng mũi cho nam
Gottfried Wilhelm Leibniz Empty15/06/16, 04:55 pm by haido92

» Người bị tiểu đường có nâng mũi được không
Gottfried Wilhelm Leibniz Empty08/06/16, 11:06 am by haido92

» Tại sao cần phải chỉnh nha niềng răng?
Gottfried Wilhelm Leibniz Empty24/05/16, 09:44 pm by thuy.jolo

» Lợi ích khi luyện tập kickfit hà nội
Gottfried Wilhelm Leibniz Empty18/05/16, 04:20 pm by moclan63

» Ưu điểm vượt trội của phương pháp làm răng sứ Cercon
Gottfried Wilhelm Leibniz Empty06/05/16, 06:57 pm by nganaleteam

» Sau khi niềng răng nên làm gì?
Gottfried Wilhelm Leibniz Empty01/05/16, 09:57 pm by thuy.jolo

»  Lựa chọn các vật liệu trám răng hiệu quả
Gottfried Wilhelm Leibniz Empty28/04/16, 02:46 pm by nganaleteam

» Răng sứ Veneer, cho bạn hàm răng trắng sáng tự tin
Gottfried Wilhelm Leibniz Empty21/04/16, 04:26 pm by nganaleteam

» Niềng răng hô là giải pháp giúp bạn lấy lại sự tự tin vốn có
Gottfried Wilhelm Leibniz Empty15/04/16, 03:44 pm by nganaleteam

» Tuổi thọ của răng sứ cercon như thế nào?
Gottfried Wilhelm Leibniz Empty14/04/16, 11:33 pm by thuy.jolo

» Đặc điểm của răng sứ Cercon Zirconia
Gottfried Wilhelm Leibniz Empty09/04/16, 02:30 pm by nganaleteam

» Bọc sứ cho răng sâu vỡ lớn
Gottfried Wilhelm Leibniz Empty20/03/16, 02:12 pm by haido92

» Vệ sinh răng miệng sau khi niềng răng
Gottfried Wilhelm Leibniz Empty02/03/16, 10:58 pm by thuy.jolo

» Bọc răng sứ có đau hay để lại biến chứng gì không?
Gottfried Wilhelm Leibniz Empty21/01/16, 05:37 am by thuy.jolo

» Nguyên nhân và cách khắc phục việc mất răng hàm
Gottfried Wilhelm Leibniz Empty13/01/16, 01:48 pm by nganaleteam

Lượt truy cập
free hit counter
get a free hit counter

Gottfried Wilhelm Leibniz

Go down

Gottfried Wilhelm Leibniz Empty Gottfried Wilhelm Leibniz

Bài gửi by duongthaison1992 09/08/09, 07:25 am

Gottfried Wilhelm Leibniz 250pxgottfriedwilhelmvoo.th
Gottfried Wilhelm Leibniz 19165213.th
Gottfried Wilhelm Leibniz 74294356.th



Gottfried Wilhelm Leibniz (cũng là Leibnitz hay là von Leibniz[1] (1 tháng 7 (21 tháng 6 Old Style) năm 1646 – 14 tháng 11 năm 1716) là một nhà bác học người Đức[1] với các tác phẩm chủ yếu viết bằng tiếng Latin và tiếng Pháp.

Ông được giáo dục về luật và triết học, và phục vụ như là factotum cho hai gia đình quý tộc lớn người Đức, Leibniz đã đóng một vai trò quan trọng trong chính trị của châu Âu và các vấn đề ngoại giao trong thời đại của ông. Ông chiếm vị trí quan trọng ngang nhau trong cả lịch sử triết học và lịch sử toán học. Ông khám phá ra vi tích phân độc lập với Isaac Newton, và kí hiệu của ông được sử dụng rộng rãi từ đó. Ông cũng khám phá ra hệ thống số nhị phân, nền tảng của hầu hết các cấu trúc máy tính hiện đại. Trong triết học, ông được nhớ đến nhiều nhất với chủ nghĩa lạc quan, i.e., kết luận của ông là vũ trụ của chúng ta là, trong một nghĩa giới hạn, là một vũ trụ tốt nhất mà God có thể tạo ra. Ông, cùng với René Descartes và Baruch Spinoza, là một trong ba nhà lý luận (rationalist) nổi tiếng của thế kỉ 17, nhưng triết học của ông cũng nhìn ngược về truyền thống Scholastic và dự đoán trước logic hiện đại và triết học phân tích. Leibniz cũng có nhiều đóng góp lớn vào vật lý và kỹ thuật, và dự đoán những khái niệm sau này nổi lên trong sinh học, y học, địa chất, lý thuyết xác suất, tâm lý học, ngôn ngữ học và công nghệ thông tin. Ông cũng viết về chính trị, luật, đạo đức học, thần học, lịch sử và ngữ văn, đôi khi làm cả vài câu thơ. Đóng góp của ông trong nhiều lĩnh vực khác nhau xuất hiện rải rác trong các tạp chí và trong trên mười ngàn lá thư và những bản thảo chưa xuất bản. Nhiều bản thảo của ông được viết bằng tốc kí sử dụng sáng chế của riêng ông sử dụng số nhị phân để mã hóa các chuỗi kí tự. Cho đến nay, không có sưu tập đầy đủ về những tác phẩm và bản thảo của Leibniz, và do đó thống kê hết những thành tựu ông đạt được là không thể biết được.

Tóm tắt sự nghiệp của Leibniz:

-1646-1666: những năm định hình
-1666–74: Chủ yếu phục vụ cho Tuyển hầu tước (Prince-Elector) xứ Mainz, Johann Philipp von Schönborn, và bộ trưởng của ông ta, Baron von Boineburg.
-1672–76. Sống ở Paris, có hai lần ghé thăm quan trọng tới London.
-1676–1716. Phục vụ cho Gia tộc Hannover.
-1677–98. Courtier, ban đầu cho John Frederick, Công tước Brunswick-Lüneburg, sau đó là cho anh ông ta, Duke, sau đó là Elector, Ernst August của Hannover.
-1687–90. Du lịch rộng khắp Đức, Áo, và Ý, nghiên cứu cho một cuốn sách mà Elector đã thuê ông viết về lịch sử của Gia tộc Brunswick.
-1698–1716: Courtier cho Elector Georg Ludwig của Hannover.
-1712–14. Ở tại Wien. Được đề cử làm Cố vấn Triều đình năm 1713 bởi Charles VI, Hoàng đế Thánh chế La Mã, tại triều đình Hapsburg ở Wien.
-1714–16: Georg Ludwig, khi trở thành George I của Anh, đã cấm Leibniz không cho theo ông tới London. Leibniz trải qua những ngày cuối đời không ai chú ý tới.

Gottfried Leibniz được sinh ra vào 1 tháng 7 năm 1646 ở Leipzig cha là Friedrich Leibniz và mẹ là Catherina Schmuck. Sau này, ông thường kí tên là "von Leibniz", và trong nhiều tái bản của các tác phẩm của ông sau khi ông qua đời người ta thường in tên ông ở trang bìa là "Freiherr [Bá tước] G. W. von Leibniz." Nhưng không có tài liệu nào khẳng định ông được phong danh hiệu quý tộc.

Khi Leibniz lên sáu tuổi, cha của ông, một Giáo sư Triết học Đạo đức tại Đại học Leipzig, qua đời, để lại một thư viện cá nhân mà Leibniz được tự do đi vào đọc từ năm lên bảy tuổi. Đến năm 12 tuổi, ông đã tự học tiếng Latin, mà ông đã sử dụng thoải mái cho đến suốt đời, và bắt đầu học tiếng Hy Lạp.

Ông vào học đại học trường của cha ông vào năm 14 tuổi, và hoàn thành bằng đại học năm 20 tuổi, chuyên về luật và nắm vững các khóa học đại học trong các môn cổ điển, logic, triết học. Tuy nhiên, giáo dục của ông về toán không thỏa mãn tiêu chuẩn của Pháp và của Anh. Vào năm 1666 (20 tuổi), ông xuất bản cuốn sách đầu tiên của ông, cũng là luận án habilitation của ông về triết học, De Arte Combinatoria (Về nghệ thuật tổ hợp). Khi Leipzig từ chối không bảo đảm một vị trí giảng dạy về luật sau khi ông tốt nghiệp, Leibniz đã trình luận án mà ông dự tính nộp cho Leipzig sang đại học khác, Đại học Altdorf, và có được bằng tiến sỹ luật trong vòng 5 tháng. Sau đó ông từ chối một ví trí giảng dạy tại Altdorf, và trải quãng đời còn lại phục vụ cho hai gia đình quý tộc lớn ở Đức.

Năm 1677, ông được thăng chức, theo yêu cầu của ông, lên chức Privy Counselor of Justice, một vị trí ông nắm giữ cho tới cuối đời. Leibniz đã phục vụ ba đời cai trị liên tiếp của hoàng tộc Brunswick như là sử gia, cố vấn chính trị, và sau hết, như là quản thư cho thư viện của công tước. Từ dạo đó ông đã sử dụng ngòi bút của mình trên tất cả các vấn đề khác nhau liên quan tới chính trị, lịch sử và thần học có liên quan tới Hoàng tộc Brunswick; các tài liệu đó làm thành một phần có giá trị đối với lịch sử trong giai đoạn đó.

Trong một vài người ở miền bắc nước Đức đón tiếp Leibniz nồng nhiệt là Nữ tuyển hầu (Electress) Sophia xứ Hanover (1630–1714), con gái bà là Sophia Charlotte xứ Hanover (1668–1705), Hoàng hậu Phổ và đồ đệ trung thành của bà, và Caroline xứ Ansbach, người tình của cháu nội bà, vua George II tương lai. Đối với những người phụ nữ này ông vừa là bạn, cố vấn, và liên lạc viên. Đổi lại, họ nồng nhiệt với ông hơn là chồng của họ và vua trong tương lai George I của Anh[3].

Dân số của Hannover chỉ vào khoảng 10.000, đã tầm vóc nhỏ bé của nó cuối cùng đã làm Leibniz không hài lòng. Tuy vậy, là một đại thần của Hoàng tộc Brunswick là một vinh dự, đặc biệt là uy tín của Hoàng tộc đó tăng đáng kể trong thời gian Leibniz liên hệ với họ. Vào năm 1692, Công tước của Brunswick trở thành Tuyển hầu theo thừa kế của Thánh chế La Mã. Bộ luật Hòa giải 1701 của Anh đã chỉ định Nữ tuyển hầu Sophia và con cháu của bà như là thành viên hoàng gia của Liên hiệp Anh, khi cả Vua William III và em dâu và cũng là người kế ngôi ông, Hoàng hậu Anne, qua đời. Leibniz đã đóng một vai trò trong việc đề ra và các thương lượng dẫn tới bộ luật đó, nhưng không luôn luôn mang lại hiệu quả. Chẳng hạn, một vài thứ ông xuất bản giấu tên ở Anh, nghĩ rằng sẽ đem lại lợi ích cho hoàng tộc Brunswick, bị kiểm duyệt chính thức bởi Quốc hội Anh.

Gia tộc Brunswick đã có những ưu đãi đáng kể với những công sức mà Leibniz dành cho những theo đuổi về khoa học mà không liên quan gì đến việc triều đình, những việc chẳng hạn như hoàn thiện vi tích phân, viết về những loại toán khác, logic, vật lý, và triết học, và trao đổi thư từ với rất nhiều người. Ông bắt đầu nghiên cứu về vi tích phân trong năm 1674; những chứng cứ sớm nhất là những bài toán ông sử dụng nó còn lại trong những cuốn sổ tay của ông năm 1675. Cho tới năm 1677 ông đã có một hệ thống hoàn thiện trong tay, nhưng không xuất bản nó cho tới năm 1684. Những bài báo về toán quan trọng nhất của ông được xuất bản trong giai đoạn 1682 và 1692, thường là trong tạp chí ông và Otto Mencke sáng lập năm 1682, tạp chí Acta Eruditorum. Tạp chí này đã đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao uy tín khoa học và toán học của ông, và hệ quả là nâng cao uy tín của ông trong ngoại giao, lịch sử, thần học và triết học.

Tuyển hầu Ernst August thuê Leibniz viết về lịch sử của Hoàng tộc Brunswick, truy ngược về thời gian của Charlemagne hay là xưa hơn nữa, hy vọng là cuốn sách khi hoàn thành sẽ đẩy mạnh thêm những tham vọng đế vương của ông ta. Từ 1687 đến 1690, Leibniz đi khắp nơi trong nước Đức, Áo và Ý, tìm kiếm những tư liệu cho công trình này. Nhiều thập kỉ trôi qua nhưng cuốn sách lịch sử không hề xuất hiện; vị Tuyển hầu kế tiếp khá bực mình với sự sao nhãng rõ rệt của Leibniz. Leibniz không bao giờ hoàn thành công trình này, một phần vì một số lượng lớn những công trình trên các lãnh vực khác nhau của ông được xuất bản, nhưng cũng một phần vì ông nhất định muốn viết mọt cuốn sách uyên bác dựa trên tài liệu được nghiên cứu kỹ lưỡng, trong khi những người tài trợ ông chỉ cần ông viết một cuốn sách nhỏ ở tầm mức phổ thông, một cuốn sách có lẽ là giống như gia phả với những lời bình luận, được hoàn thành trong ba năm hay ngắn hơn. Họ không biết rằng thật ra ông đã thi hành phần lớn những công việc mà ông được giao: khi các tư liệu mà Leibniz đã viết ra và sưu tầm về lịch sử của Hoàng tộc Brunswick cuối cùng cũng được xuất bản vào thế kỉ 19, nó gồm tới 3 tập.

Năm 1711, John Keill, viết trong tạp chí của Hội Hoàng gia (Royal Society) và với sự ủng hộ của Newton, đã cáo buộc Leibniz ăn cắp vi tích phân từ Newton. Do đó đã bắt đầu cuộc tranh cãi ai khám phá vi tích phân đầu tiên đã làm tối đi quãng đời còn lại của Leibniz. Một cuộc điều tra chính thức bởi Hội Hoàng gia (trong đó Newton là một người tham dự nhưng không công khai), đã diễn ra để đáp lại yêu cầu của Leibniz là Keill phải rút lại lời cáo buộc đó. Các nhà viết sử toán học từ 1900 trở đi đã thừa nhận Leibniz vô tội, chỉ ra những khác biệt quan trọng giữa hai phiên bản vi tích phân của Leibniz và Newton.

Năm 1711, trong khi du hành phía bắc châu Âu, Sa hoàng Peter Đại Đế (Nga) dừng chân ở Hannover và gặp Leibniz, và Leibniz bắt đầu tìm hiểu về số vấn đề liên quan tới Nga trong quãng đời còn lại của ông. Năm 1712, Leibniz bắt đầu cư trú tại Wien trong hai năm, nơi ông được bổ nhiệm làm cố vấn triều đình cho hoàng tộc Habsburg. Khi Hoàng hậu Anne qua đời năm 1714, Tuyển hầu Georg Ludwig trở thành Vua George I của Anh, dưới các điều khoản của Act of Settlement năm 1701. Mặc dù Leibniz đã làm rất nhiều để sự kiện này diễn ra, công lao to lớn của ông không được công nhận. Mặc cho sự can thiệp của Công chúa xứ Wales, Caroline của Ansbach, George I đã cấm Leibniz không được đi theo ông đến London cho đến khi ông hoàn thành ít nhất là một tập của cuốn sách viết về lịch sử của hoàng tộc Brunswick mà cha ông đã thuê Leibniz viết gần 30 năm trước đó. Hơn thế nữa, nếu George I mời cả Leibniz vào triều đình của ông ta ở London thì đó sẽ là một điều trêu chọc Newton, người được xem như đã chiến thắng trong cuộc tranh cãi ai phát minh ra vi tích phân trước và cũng là một người có địa vị cao trong hoàng tộc Anh. Cuối cùng, người bạn thân và cũng là người bảo vệ ông, Nữ tuyển hầu Sophia, qua đời năm 1714.

Leibniz qua đời ở Hannover năm 1716: vào lúc đó, ông bị thất sủng cho đến nỗi mà cả George I (người tình cờ ở gần Hannover vào lúc đó) cũng như các quan trong triều nào đến dự đám tang của ông, chỉ có người thư kí riêng của ông dự tang. Mặc dù Leibniz là thành viên cả đời của Hiệp hội Hoàng gia Anh và của Viện hàn lâm khoa học Berlin, cả hai tổ chức đó đều không đứng ra tổ chức tang lễ cho ông. Mộ của ông không được đánh dấu trong hơn 50 năm. Leibniz được đọc điếu văn bởi Fontenelle, trước Viện Hàn lâm khoa học Pháp (Academie des Sciences) ở Paris, nơi đã công nhận ông là một thành viên nước ngoài vào năm 1700. Bản điếu văn được viết theo lệnh của nữ công tước của Orlean, cháu gái của Nữ Tuyển hầu Sophia.

Leibniz không bao giờ lập gia đình. Đôi lúc ông phàn nàn về tiền nong, nhưng khoản tiền không nhỏ mà ông để lại cho người thừa kế duy nhất của ông, con trai kế của em gái ông, chứng tỏ là hoàng tộc Brunswick đã trả lương ông khá hậu. Trong những cố gắng về ngoại giao, đôi khi ông đứng trên vùng ranh của những người không theo nguyên tắc nào cả, hành vi khá phổ biến của những nhà ngoại giao thời đó. Trong một vài lần, Leibniz sửa lại ngày tháng và thay đổi những ghi chép cá nhân, những hành động không thể được tha thứ hay bảo vệ và đã đặt ông vào tư thế bất lợi trong cuộc tranh cãi về vi tích phân. Mặt khác, ông khá nồng hậu và cư xử tốt, với nhiều bạn bè và nhiều người kính nể trên toàn châu Âu.

Leibniz chủ yếu viết bằng ba thứ tiếng: Latin bác học (hơn 40%), Pháp (hơn 35%) và Đức (dưới 25%). Xuyên suốt cuộc đời mình, ông đã xuất bản nhiều cuốn sách nhỏ cũng như các bài viết học thuật, nhưng chỉ có hai cuốn sách tương đối triết lý là Combinatorial Art(Nghệ thuật kết hợp) vàThéodicée. (Ông xuất bản rất nhiều sách nhỏ, chủ yếu dưới dạng vô danh, trên danh nghĩa Quốc hội của Brunswick-Lüneburg, đáng chú ý nhất là cuốn "De jure suprematum" (tạm dịch là Tối cao pháp quyền), một tư tưởng về bản chất của tự trị)


(Nguồn:http://vi.wikipedia.org)

duongthaison1992
Học sinh
Học sinh

Tổng số bài gửi : 16
Join date : 04/08/2009
Age : 31
Đến từ : 12A1 LUU VAN LIET HIGH SCHOOL

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết