Toán Vĩnh Long
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
» Học guitar dạy trẻ kỹ năng sống
Lý thuyết âm nhạc khi học đàn guitar Empty22/07/17, 08:44 pm by mylinhphan92

» XI Riverview căn hộ đẳng cấp bậc nhất khu vực HCM
Lý thuyết âm nhạc khi học đàn guitar Empty30/10/16, 05:12 pm by haido92

» Selfes ko giới hạn với máy ảnh Fujifilm X-A2
Lý thuyết âm nhạc khi học đàn guitar Empty07/10/16, 02:41 pm by haido92

» Quay phim chuyên nghiệm với firmware mới trên Nikon D750
Lý thuyết âm nhạc khi học đàn guitar Empty16/09/16, 04:38 pm by haido92

» Phương pháp chỉnh răng hô mà không cần niềng răng
Lý thuyết âm nhạc khi học đàn guitar Empty30/06/16, 12:00 am by thuy.jolo

» Những phương pháp nâng mũi cho nam
Lý thuyết âm nhạc khi học đàn guitar Empty15/06/16, 04:55 pm by haido92

» Người bị tiểu đường có nâng mũi được không
Lý thuyết âm nhạc khi học đàn guitar Empty08/06/16, 11:06 am by haido92

» Tại sao cần phải chỉnh nha niềng răng?
Lý thuyết âm nhạc khi học đàn guitar Empty24/05/16, 09:44 pm by thuy.jolo

» Lợi ích khi luyện tập kickfit hà nội
Lý thuyết âm nhạc khi học đàn guitar Empty18/05/16, 04:20 pm by moclan63

» Ưu điểm vượt trội của phương pháp làm răng sứ Cercon
Lý thuyết âm nhạc khi học đàn guitar Empty06/05/16, 06:57 pm by nganaleteam

» Sau khi niềng răng nên làm gì?
Lý thuyết âm nhạc khi học đàn guitar Empty01/05/16, 09:57 pm by thuy.jolo

»  Lựa chọn các vật liệu trám răng hiệu quả
Lý thuyết âm nhạc khi học đàn guitar Empty28/04/16, 02:46 pm by nganaleteam

» Răng sứ Veneer, cho bạn hàm răng trắng sáng tự tin
Lý thuyết âm nhạc khi học đàn guitar Empty21/04/16, 04:26 pm by nganaleteam

» Niềng răng hô là giải pháp giúp bạn lấy lại sự tự tin vốn có
Lý thuyết âm nhạc khi học đàn guitar Empty15/04/16, 03:44 pm by nganaleteam

» Tuổi thọ của răng sứ cercon như thế nào?
Lý thuyết âm nhạc khi học đàn guitar Empty14/04/16, 11:33 pm by thuy.jolo

» Đặc điểm của răng sứ Cercon Zirconia
Lý thuyết âm nhạc khi học đàn guitar Empty09/04/16, 02:30 pm by nganaleteam

» Bọc sứ cho răng sâu vỡ lớn
Lý thuyết âm nhạc khi học đàn guitar Empty20/03/16, 02:12 pm by haido92

» Vệ sinh răng miệng sau khi niềng răng
Lý thuyết âm nhạc khi học đàn guitar Empty02/03/16, 10:58 pm by thuy.jolo

» Bọc răng sứ có đau hay để lại biến chứng gì không?
Lý thuyết âm nhạc khi học đàn guitar Empty21/01/16, 05:37 am by thuy.jolo

» Nguyên nhân và cách khắc phục việc mất răng hàm
Lý thuyết âm nhạc khi học đàn guitar Empty13/01/16, 01:48 pm by nganaleteam

Lượt truy cập
free hit counter
get a free hit counter

Lý thuyết âm nhạc khi học đàn guitar

Go down

Lý thuyết âm nhạc khi học đàn guitar Empty Lý thuyết âm nhạc khi học đàn guitar

Bài gửi by thuy.jolo 21/10/15, 06:46 am

Trong quá trình học đàn guitar, có khi nào bạn đặt ra câu hỏi: chơi đàn guitar có cần lý thuyết âm nhạc hay không? Nếu còn tiếp tục băn khoăn về câu hỏi này thì bạn nên bỏ nó khỏi đầu đi nhé.

Vì rất nhiều người chơi đàn guitar cho hay rằng, bạn chỉ cần quen tay, quen với thế bấm và nhớ mặt hợp âm là được. Đây cũng là một cách để các sinh viên học guitar truyền tay cho nhau. Bài viết sau đây xin được chia sẻ một số lý thuyết âm nhạc khi chơi đàn guitar mà bạn có thể tham khảo.

1. Luôn cần lý thuyết khi chơi đàn.

Chơi đàn đến mức được nhiều người khen rất hay nhưng không biết nhạc lý… điều đó cũng không có gì xấu. Nhưng sẽ ra sao nếu như bạn yêu thích và bắt đầu muốn học đàn nâng cao như học guitar lead hoặc solo chẳng hạn, bạn sẽ gặp ít nhiều khó khăn.

Để chắc chắn rằng bạn chơi đàn tốt và biết nhạc lý ít nhất ở mức căn bản cũng giống như trẻ em được “xoá mù” chữ, chỉ cần nắm chắc các lý thuyết âm nhạc hay còn gọi là nhạc lý căn bản ở các phần cơ bản sau đây là được.

2. Đọc và hiểu bản nhạc.

Hiểu ký hiệu trên bản nhạc, trường độ vào cao độ các nốt nhạc, các khoá nhạc, dấu hoá, các dấu lặng, lặp hoặc các ký hiệu nói lên cách luyến láy.

Trong bản nhạc, phần quan trọng vào bậc nhất có lẽ là dấu hoá đầu khuôn nhạc, nó giúp cho bạn biết được bài nhạc chơi ở giọng nào, bộ hợp âm của nó sẽ có thể gồm những hợp âm nào và cách bố trí các hợp âm theo từng nhịp sẽ được triển khai ra sao? Khi đọc nốt trên bản nhạc quen và nắm được giọng của bài hát, việc làm bản hoà âm cho đàn đệm và giai điệu sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều so với người không biết.

3. Cấu tạo các loại hợp âm.

Không đơn giản chỉ là hợp âm trưởng, thứ, bạn còn nên biết rất nhiều loại hợp âm khác nữa như các hợp âm 5, 6, 7, 9, sus, dim, aug, add9, add11, add13… Ngoài ra còn có các hợp âm M7 hoặc các hợp âm thể đảo, hợp âm đổi bass và hợp âm 2 nốt…

Đối với mỗi dòng nhạc, các hợp âm áp dụng cho bài hát có thể rất khác nhau, cùng một bài chơi bình thường chỉ có hợp âm trưởng thứ, nhưng có thể khi chơi theo phong cách nhạc jazz/blues thì lại toàn hợp âm 7 hoặc đổi bass chẳng hạn.

4. Các thang âm.

Có thể hiểu thang âm là một công thức để tạo ra các bộ gam khác nhau, nó giúp cho người nhạc công định hình được việc điều khiển cây đàn trở nên đơn giản hơn, tránh nhầm lẫn và giúp cho người nghệ sỹ sáng tác có một bộ “nguyên liệu” các nốt nhạc để sáng tác thay vì dùng tất cả các nốt nhạc theo quy định để viết bài nhạc.

Khi chơi đàn, các thang âm đóng vai trò định hình đặc trưng tình cảm của dòng nhạc. Ví dụ các nhạc dân tộc hay chơi theo thang âm ngũ cung, nhạc hiện đại là thang âm thất cung tự nhiên, nhạc blues là thang âm ngũ cung blues…

Đối với người học guitar thông thường, thuộc lòng thang âm thất cung tự nhiên hay còn gọi là thang âm Chromatic là đạt yêu cầu.

5. Cấu trúc bài hát.

Bất kỳ bài hát nào cũng đều có cấu trúc bao gồm: mở bài, cao trào và kết thúc hoặc mở bài, dẫn dụ và kết thúc.

Cấu trúc bài hát sẽ làm ra một bản hòa âm hay cho một bài hát. Nếu bạn làm hòa âm mà không quan tâm đến cấu trúc của bài hát, bạn sẽ rất khó cảm thụ được bài hát chứ đừng nói làm ra được một sản phẩm âm nhạc từ giai điệu gốc.

6. Cấu tạo các bộ giọng.

Các thang âm làm ra một bộ gam các nốt nhạc, nó là “nguyên liệu thô sơ”, nhiệm vụ người nghệ sỹ là nhặt các thứ thô sơ đó, gắn thời gian và không gian vào để tạo thành tác phẩm. Và điều quan trọng vào bậc nhất chính là phải hình thành được các hợp âm phù hợp phụ thuộc vào giọng của bài hát.

Ví dụ tạo sao giọng la trưởng thì gồm có các hợp âm A E F#m C#m D Bm, trong khi bộ giọng la thứ lại gồm có các hợp âm: Am Em F G Dm C hoàn toàn khác?

7. Lý tính và cảm tính của cung bậc.

Đã bao giờ bạn nghe thấy một bài hát với hai cách phối khí khác nhau, một bản tạo cảm giác vui, xôi động, một bản lại tạo cảm giác buồn, sâu lắng… mặc dù giai điệu bài hát đó không có nhiều thay đổi.
Cách phối khí và sự tham gia của các nhạc cụ khác nhau tất nhiên đã tạo ra cảm xúc đó, nhưng thực chất, các cảm xúc đó là do lý tính và cảm tính của các cung bậc tạo ra. Ví dụ đang chơi một nốt nhạc, đánh tăng lên một cung sẽ tạo ra cảm xúc khác so với đánh giảm xuống một cung. Tập hợp tất cả các loại cảm xúc đó lại sẽ tạo ra cảm xúc tổng thể cho bài hát.

8. Nhịp điệu.

Nhịp điệu cũng tạo ra cảm xúc khác nhau cho bài hát. Các nhịp điệu giống như cấu trúc ở mức độ đơn vị của cảm xúc bài hát hay là các viên gạch tạo ra cảm xúc của cả bài nhạc được phối khí.

Mỗi viên gạch có nhiệm vụ mang một ít cảm xúc tới người nghe, khi đã chơi hoàn thiện cả bài, cảm xúc chung cuộc còn đọng lại không phải là từng viên gạch có đặc điểm như thế nào mà tổng thể bài hát đó đã gây ra ấn tượng gì. Thử tưởng tượng một bài hát được xếp bằng các nhịp điệu không nhất thống và hoàn toàn không có ý đồ thì cũng giống như ngôi nhà được xây lên bằng các viên gạch không đồng đều, chỗ to chỗ nhỏ, chỗ dày chỗ mỏng. Không chỉ khó xây mà còn rất xấu.

thuy.jolo
Học sinh
Học sinh

Tổng số bài gửi : 75
Join date : 08/11/2014

http://jolo.edu.vn/vi/

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết